Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (Đức Quốc xã)
Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (Đức Quốc xã)

Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (Đức Quốc xã)

Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (tiếng Đức: Oberkommando des Heeres, viết tắt OKH), hay Bộ Tư lệnh Lục quân, là cơ quan tối cao của Lục quân Đức Quốc xã. Nó được thành lập vào năm 1935 như một phần quá trình tái quân sự hóa nước Đức của Adolf Hitler. Từ năm 1938, OKH cùng với OKL (Oberkommando der Luftwaffe, Bộ Tư lệnh Không quân) và OKM (Oberkommando der Marine, Bộ Tư lệnh Hải quân), ngoại trừ Waffen-SS, về danh nghĩa chính thức trực thuộc OKW ( Oberkommando der Wehrmacht). Trong chiến tranh, OKH chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược cho các Cụm tập đoàn quânTập đoàn quân, trong khi Bộ Tham mưu OKH quản lý các vấn đề tác chiến. Do đặt ưu tiên tính chủ động trong tác chiến, mỗi đại đơn vị cấp binh đoàn Đức cũng có một cơ quan Bộ tư lệnh (Armeeoberkommando – AOK) hoạt động phối hợp với OKH. Cho đến khi Đức bại trận tại Moskva vào tháng 12 năm 1941, OKH và các bộ phận của nó trên thực tế là cơ quan quan trọng nhất trong kế hoạch chiến tranh của Đức. OKW sau đó đã đảm nhận chức năng này cho các chiến trường khác ngoài mặt trận Đức-Xô. Chỉ huy OKH giữ chức danh Oberbefehlshaber des Heeres (Tư lệnh tối cao Lục quân, hay Tổng tư lệnh Lục quân, Tư lệnh Lục quân). Sau trận Moskva, sau khi chỉ huy OKH, Thống chế Walther von Brauchitsch được miễn nhiệm, Hitler tự bổ nhiệm mình làm Tổng tư lệnh Lục quân.